VAS giới thiệu phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non
6 years ago
Nhiều ba mẹ quan niệm rằng việc học viết, học toán chỉ nên bắt đầu khi trẻ bước vào lớp 1, nhưng thực chất ở giai đoạn mẫu giáo, bé vẫn có thể bắt đầu làm quen dần với môn toán. Trường mầm non tư thục quận Gò Vấp – VAS xin giới thiệu một số phương pháp dưới đây cho phụ huynh.
1. Dạy trẻ mầm non tập đếm
Kỹ năng học toán của trẻ có thể được rèn luyện qua nhiều hoạt động hàng ngày như thông qua các câu chuyện, bài hát, đặc biệt qua các trò chơi giàu trí tưởng tượng. Thông qua các hoạt động đó con bạn có nhiều cơ hội để tìm hiểu về toán học.
Đếm là một trong những kỹ năng cơ bản quan trọng đầu tiên là trẻ cần phải được học nếu như bạn muốn con mình có thể học tốt môn toán. Vì vậy lời khuyên cho cha mẹ đó là hãy để trẻ tiếp xúc càng nhiều với các con số mỗi ngày càng tốt.
Vì trẻ có tính mau chán nên để tạo sự thích thú của trẻ với các con số cha mẹ hãy để trẻ được tiếp xúc với các con số với nhiều hình thức khác nhau như:
– Dán các con số xung quanh các căn phòng, tủ quần áo, đồ chơi, hộp bút, cặp sách, hay trong ngăn kéo…
– Hát những bài hát đếm và vần điệu trẻ như “một với một bằng hai, hai thêm hai bằng bốn…”
– Chơi trò đếm số với trẻ
– Hỏi trẻ về ngày tháng năm sinh của chúng.
– Chơi các trò chơi có liên quan đến cách sử dụng các con súc sắc.
>>> Có thể bạn chưa biết Danh sách các trường mầm non tư thục quận 3
2. VAS giới thiệu phương pháp giúp trẻ học Đo
Kỹ năng này giúp cho con bạn phát triển khả năng tư duy khi phải so sánh hai hay nhiều đồ vật về kích thước, hình dạng của chúng. Con của bạn sẽ học được cách sử dụng các từ để so sánh những điều chúng thấy, ví dụ “lớn hơn” hoặc “nhỏ hơn” và “cao” hay “ngắn hơn.
Để giúp phát triển kỹ năng đo đạc của con bạn, bạn có thể:
– Cùng con thực hành việc đo đạc những đồ vật trong gia đình với một thước đo băng và ghi kích thước của chúng.
– So sánh độ dài của hai đối tượng.
– So sánh các đối tượng để xem cái nào hơn cái nào về các mặt như trọng lượng, kích thước.
3. Nhận biết hình dạng – phương pháp toán không gian cho trẻ mầm non
Dạy cho trẻ cách nhân biết, tư duy về hình dạng cũng khá quan trọng trong việc kích thích phát triển kỹ năng toán học cho con trẻ. Điều đó giúp cho chúng có thể tư duy một cách chính xác các mô hình không gian sau này.
Bạn có thể khuyến khích sự quan tâm của trẻ với các hình dạng bằng cách:
– Cho bé chơi các trò chơi lắp ráp mô hình. Trò chơi lắp ráp mô hình được xem là một trong những trò chơi trí tuệ giúp con bạn được tiếp xúc với nhiều hình khối khác nhau, kích thích khả năng tư duy, nhận biết hình dạng của con bạn.
– Hãy dạy cho trẻ nhận biết các hình đặc trưng như hình vuông, hình tròn, hình tam giác và sau đó khuyến khích trẻ tả lại hình dáng của những vật dụng hàng ngày trong nhà.
– Để trẻ so sánh các hình dạng của các biển hiệu mà chúng nhìn thấy trên đường đi.
4. Trường mầm non quận Gò Vấp nhắn gửi phụ huynh khi dạy toán mầm non cho bé
– Không trách phạt con:
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc chỉ ra những lỗi sai không mang lại thay đổi hay chuyển biến gì ở trẻ. Thay vào đó hãy đưa ra những nhận xét tích cực về các mặt tốt hoặc chấp nhận được trong việc làm của trẻ. Điều này có nghĩa rằng, ba mẹ nên dành vài phút để dằn cơn nóng giận và suy nghĩ về hành động mình sắp làm với trẻ.
Liệu bạn có nhớ con đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho một bài kiểm tra tại trường và lo lắng tự hỏi về điểm số của mình nhưng chẳng nhận được kết quả cho tới tận bảy tuần sau? Trong cuốn sách Coping with Children’s Misbehavior, Rudolph Dreikurs đã nói: “Trẻ con thích bị đánh hơn là bị làm ngơ.” Trẻ đấu tranh để được công nhận và việc đánh giá cần được đưa ra càng sớm càng tốt. Việc cha mẹ dành thời gian để đánh giá sẽ cho trẻ thấy rằng nỗ lực của chúng được công nhận.
Bọn trẻ sẽ làm gì nếu được hỏi: “Hãy viết ra một điều cha mẹ đã nói với con khiến con cảm thấy thật tuyệt về bản thân?”. Liệu chúng có chỉ ngồi và nhìn vào trang giấy trắng, hay sẽ viết mà không ngần ngại?
Một đứa trẻ quý trọng bản thân nếu cậu được đối xử với tình yêu thương và quý trọng. Trước khi nói điều gì đó, dừng lại và hỏi những câu hỏi như: “Liệu những gì mình nói sẽ khiến con cảm thấy tốt hay xấu về bản thân chúng? Liệu điều đó có khiến chúng muốn cố gắng hơn hay không nỗ lực nữa?” Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi vì chúng ta phải yêu quý bản thân mới có thể ứng xử lại một cách thật lịch lãm.
Vì thế mà khi dạy toán cho trẻ mầm non, ba mẹ phải hết sức kiên nhẫn, khi con làm sai thay vì trách phạt thì hãy nhỏ nhẹ với bé, sự kiên nhân của bạn sẽ để lại cho trẻ một tuổi thơ đẹp sau này.
– Ghi nhận tất cả những nỗ lực của trẻ:
Trường mầm non quận Gò Vấp khuyến khích ba mẹ không theo sát con trẻ cả ngày và hãy khen ngợi trẻ đúng lúc, đúng nơi. Như việc trẻ hoàn thành một phép toán mới, hãy khen ngợi trẻ vào lúc đó để cho con có thêm động lực học tập. Không những trong việc học tập, mà trong hành động, phụ huynh cũng nên cân nhắc khi dành cho bé lời khen.
Có những tình huống cha mẹ rất khó đưa ra nhận xét tích cực, khi kết quả công việc hầu như chẳng có gì nổi bật, nhưng vẫn phải có một lời nhận xét tốt. Lời khen và động viên dĩ nhiên phải trung thực và cụ thể nếu không bọn trẻ có thể coi những lời đó là giả dối hoặc chẳng có giá trị gì.
Nói với John rằng chiếc bánh cậu làm là “tốt nhất thế giới” khi nó không phải thế chỉ khiến John cảm thấy thất bại và khiến lời nói của bạn thành giả dối. Nhưng bạn có thể nói, “thật tuyệt vì con đã bỏ thời gian để làm bánh cho chúng ta cùng ăn”. Trong trường hợp này, sự chú ý được đặt vào nỗ lực làm bánh, chứ không phải là kết quả.
Về điểm này, nên có sự phân biệt giữa “lời khen ngợi” và “sự động viên, khích lệ”. Lời khen ngợi thường được đưa ra sau khi công việc hoàn thành. Những lời khen ngợi như “làm tốt đấy” đưa ra sự tán thành khi một công việc được hoàn tất. Cố gắng sao cho những lời khen ngợi thật đặc biệt.
Sự động viên được đưa ra sẽ như một nguồn nhiên liệu để tiếp tục làm việc. Những lời động viên như “đừng nản chí, con sắp hoàn thành rồi” khiến trẻ hy vọng, tin tưởng rằng có một sức mạnh phía sau chúng lớn hơn nhiều so với vấn đề mà chúng gặp phải.
– Sai lầm thường gặp ở ba mẹ:
Wayne 9 tuổi và đang học lại lớp Ba. Cậu rất có khả năng về hội họa, nhưng kỹ năng về toán thì chỉ ở mức trung bình, đọc thì ở mức lớp Một, Anh ngữ thì kém, cậu thiếu tự tin vào bản thân và nhút nhát trong giao tiếp. Cha mẹ cậu là những người có học thức và đã tạo nhiều cơ hội học hỏi cho cậu. Wayne đã trải qua hàng loạt các bài kiểm tra, tất cả đều kết luận cậu không có vấn đề gì về khả năng học tập.
Vậy có điều gì không ổn ở đây? Đầu mối được mở ra khi cha mẹ cậu tới thăm lớp học của cậu. Bọn trẻ đã vẽ những bức tranh về ngôi nhà của chúng rồi ghim lên một tấm bản đồ thành phố. Cô giáo đứng cạnh mẹ của Wayne đã nghe mẹ cậu bé nhận xét về bức tranh của con trai mình: “Nhìn này, làm sao một đường bị cong thế này lại ở trong nhà của Wayne được.
Cách phối cảnh phải tốt hơn chứ.” Khi cô giáo chỉ ra rằng nhà của Wayne thể hiện nhiều chi tiết và khung cảnh hơn bất kỳ bạn nào trong lớp, mẹ của cậu ngạc nhiên. Bà đã không hề nhận ra! Ngay cả thành tựu nổi bật nhất của cậu, khả năng hội họa, cũng phải chịu sự nhận xét rất khắt khe của cha mẹ. Wayne luôn lo lắng, cha mẹ yêu quý cậu nhưng cách mà họ giúp cậu đạt thành tích thì tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
Trong trường hợp này, cha mẹ Wayne quên mất nguyên tắc quan trọng này. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc làm cha mẹ là tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân. Những nhận xét tích cực từ phía cha mẹ sẽ nuôi dưỡng điều này.
Cha mẹ là hai trong số những người quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Những lời nhận xét tích cực, tiêu cực, việc đặt ra yêu cầu với con cái của cha mẹ có thể định hướng mức độ thành công của trẻ khi thực hiện bất cứ công việc nào. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn không bao giờ được quên mất!
Thông qua những thông tin ở trên, chúng tôi hi vọng có thể gửi đến ba mẹ cái nhìn khác trong việc giáo dục trẻ, dù là môn toán hay những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bé. Hãy giúp trẻ thay đổi từng ngày qua phương pháp giáo dục đúng đắn mà trẻ xứng đáng nhận từ ba mẹ. Đừng quy hết mọi trách nhiện cho nhà trường vì trẻ chỉ ở trường chưa đến 10 tiếng, hầu hết thời gian còn lại đều là ở nhà với ba mẹ. Cho nên việc phụ huynh học cách chăm sóc bé là một điều cần thiết nên làm.
>>> Xem thêm Học phí trường mầm non quận Gò Vấp tại tphcm