Tiết lộ top 5 các kỹ năng sống cho trẻ em mầm non nâng cao tính phòng vệ

1 year ago

Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ trước người lạ

Ở lứa tuổi này, nhìn chung trẻ có tâm lý khá “mềm yếu”, dễ bị lôi cuốn bởi những vật dụng lạ mắt, đồ chơi, hoặc thức ăn ngon yêu thích. Để giải quyết những vấn đề này, VAS thiết kế chương trình giáo dục, đưa ra vô số các tình huống giả định thực tiễn, hướng dẫn trẻ xử lý vấn đề một cách thông minh và an toàn nhất, song song nhắc nhở các em không được phép tin tưởng hoặc đi theo người lạ khi không có cha mẹ ở đó.

Rèn luyện kỹ năng phòng vệ trước người lạ

Rèn luyện kỹ năng phòng vệ trước người lạ

Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ khi bị lạc

Trẻ em mầm non thường rất hiếu động, đặc biệt là chạy nhảy, vui chơi ở những không gian mở như sân vận động, trung tâm thương mại, sân bóng, hay công viên giải trí. Điều này dẫn đến, các em dễ bị lạc hay tách khỏi cha mẹ do quá đông. Bắt đầu bằng cách dạy trẻ cách nhớ tên, số điện thoại và địa chỉ của các thành viên trong gia đình. Song song giáo dục các bé nhận định đúng đắn những người đáng tin cậy ở gần, có thể giúp đỡ như: nhân viên cửa hàng, nhân viên bảo vệ, nhân viên cảnh sát, đồng thời trẻ biết cung cấp cho họ thông tin giúp nhanh chóng liên lạc với gia đình. 

Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng an toàn khi đi lạc

Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng an toàn khi đi lạc

Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ khỏi xâm hại tình dục

Tỷ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục đang ngày càng gia tăng và phát hiện nhiều hơn nhờ vào các phương tiện truyền thông. Nhằm ngăn chặn các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với con em mình, điều tiên quyết trên hết là giảng dạy và tập luyện cho các em những kỹ thuật tự vệ thành thục sớm nhất có thể.

Thông qua đọc sách, tìm hiểu thêm trên báo chí hay các website giáo dục, mà phụ huynh có thể nắm bắt nhiều hơn những phương pháp để giảng dạy trẻ phát triển khả năng tự vệ này. Có thể bắt đầu bằng việc chuyện trò với con về các vấn đề về giới. Hướng dẫn các em nhận biết những bộ phận cơ thể nhạy cảm trên cơ thể và ranh giới va chạm đối phương ví dụ như: người khác không được phép chạm vào những vùng kín cấm kỵ và ngược lại các em cũng không được phép chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. 

Quy tắc 5 ngón tay giúp bé phòng chống xâm hại tình dục

Quy tắc 5 ngón tay giúp bé phòng chống xâm hại tình dục

Trau dồi phản ứng nhạy bén, khi có ai đó cố tình bắt ép bé cho chạm vào cơ thể, hãy hét lên và tìm cách bỏ chạy, kháng cự và hô hào để người khác có thể nghe thấy. Ngoài ra, trẻ cần phải biết chỉ cha mẹ mới được phép tắm rửa cho mình và cũng chỉ khi có mặt của cha mẹ, bác sĩ mới được phép nhìn hoặc chạm vào vùng nhạy cảm khi thăm khám.

Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ khi gặp hỏa hoạn

Khi xảy ra hỏa hoạn, trẻ em luôn là đối tượng chịu nhiều rủi ro và nguy hiểm cao nhất. Đó là lý do vì sao các bài học về phòng cháy chữa cháy luôn được ưu tiên đưa vào chương trình giáo dục mầm non tại trường VAS.

Khi bắt đầu xảy ra hỏa hoạn, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh nhằm xử lý tình huống tốt hơn cũng như tìm cách liên lạc và nhờ sự trợ giúp ngay lập tức của người lớn. Kỹ năng xử lý khi gặp hỏa hoạn là thiết yếu cần được nhà trường cũng như phụ huynh rèn luyện liên tục thông qua các buổi tập huấn giáo dục thực tiễn. Tuyệt đối không hoảng loạn, sợ hãi, co rúm hay chờ đợi trong đám cháy quá lâu, phải tìm cách liên lạc và cố gắng thoát ra bên ngoài, trẻ không nguy hiểm vì lửa cháy mà nguy hiểm vì nguy cơ ngạt thở do tiếp xúc khí độc rất cao. 

Để tránh hít phải khí độc, hướng dẫn trẻ cách làm ẩm khăn tắm hoặc quần áo khác xung quanh, sử dụng chúng để che miệng và mũi như chức năng của một bộ lọc không khí, bên cạnh đó cúi thấp người để giảm khả năng hít phải khí độc. Chỉ dẫn trẻ nhận biết các lối thoát hiểm quanh nhà nhằm dễ dàng tìm đường thoát ra ngoài trong trường hợp hỏa hoạn. Điều quan trọng nữa là tuyệt đối không để bé sử dụng thang máy, khuyến khích các em sử dụng cầu thang hoặc đi đến nơi người lớn đang đi.

Hướng dẫn các kỹ năng phòng cháy chữa cháy là thiết yếu

Hướng dẫn các kỹ năng phòng cháy chữa cháy là thiết yếu

Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ bị đuối nước

Hàng năm, mùa hè ngày càng đến gần, những vấn đề đuối nước theo đó tăng cao. Bên ngoài sông, suối, ao hồ, đuối nước còn có thể xảy ra tại nhà, nơi vui chơi hoặc trường học. Cần lưu ý những điều sau để phòng tránh tai nạn đuối nước:

  • Trẻ em được hướng dẫn toàn diện các kỹ năng bơi lội, đứng nước, càng sớm càng tốt. Không cho phép trẻ tắm ở những khu vực quá sâu, nguy hiểm, xa tầm với và dễ bị nước cuốn. Không cho trẻ bơi lội ở sông, suối, ao hồ khi không có người lớn đi cùng.
  • Để tránh té ngã hoặc rơi xuống hố, không để trẻ em chơi trong hoặc xung quanh ao, hồ hoặc hố sâu. Nên khóa chặt các lu, xô đựng nước để trẻ không thể mở nắp. 
  • Đối với những nhà có bể bơi, nên lắp hàng rào xung quanh bể bơi, khóa cửa để trẻ em không mở và lắp đặt hệ thống báo động phát ra âm thanh khi trẻ em ra vào.

Nghiêm cấm trẻ chơi đùa gần ao hồ để hạn chế tình trạng đuối nước

Nghiêm cấm trẻ chơi đùa gần ao hồ để hạn chế tình trạng đuối nước

Lời kết

Thông qua bài viết này, mong rằng các bậc phụ huynh đã có cái nhìn tổng quát và thấu hiểu hơn về 5 các kỹ năng sống cho trẻ em mầm non nhằm nâng cao tính phòng vệ. Chúc quý phụ huynh cũng như các em học sinh luôn nhiều sức khỏe và đảm bảo giữ cho mình một môi trường an toàn và lành mạnh nhất.

>>> Xem thêm: Học phí trường mẫu giáo quốc tế hiện nay là bao nhiêu?

admin