VAS hướng dẫn cách dạy kỹ năng sống mầm non cho trẻ nhỏ
6 years ago
Giáo dục mầm non hiện nay được chú trọng rất nhiều, vì thế mà các trường mầm non quận 10, trường mầm non quận gò vấp và nhiều cơ sở mầm non khác trong thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tìm kiếm phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả, nhất là cách giúp trẻ trở nên tự lập ngay từ bé.
Dưới đây là phương pháp giáo dục kỹ năng sống mầm non cho bé được chia sẻ bởi VAS đến quý phụ huynh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Tự lập là kỹ năng sống mầm non cần thiết cho bé
Trên thế giới, ở các nước phát triển, giáo dục mầm non được chú trọng rất nhiều vì trẻ nhỏ là những mầm xanh tương lai của đất nước. Nước Nhật là nước đầu tiên chú trọng tính tự lập của trẻ, họ để trẻ tự đến trường ở độ tuổi mẫu giáo, để trẻ tự đến siêu thị mua đồ trong sự trông nom nhưng không quá nghiêm ngặt của người lớn.
Người Nhật chú trọng lồng ghép những kỹ năng sống và giáo dục nhân cách cho trẻ khi để con tự lập. Giá trị thực tiễn của phương pháp này rất cao. Trẻ có thể tự mình va chạm với cuộc sống, những tình huống cụ thể, kèm theo cách giải quyết vấn đề được ba mẹ gợi ý một cách khoa học và hợp lý. Ba mẹ lúc này đóng vai trò như một nhà phân tích tâm lý, một vai trò vô cùng thú vị và mới mẽ. Dạy trẻ tính tự lập ngay từ bé sẽ giúp con có nền tảng tâm lý vững vàng trong tương lai.
2. Phương pháp giúp trẻ tăng tính tự lập trong cuộc sống
Trẻ nhỏ không tránh khỏi những lúc làm sai. Khi con làm sai, trên cương vị cha mẹ, phụ huynh đã hành động bằng cách: Bình tĩnh lắng nghe con nói, giữa chừng không ngắt lời con, cũng không can thiệp thô bạo vào việc của con, càng không giận dữ và nghĩ rằng con hành động như vậy là ấu trĩ. Điều này sẽ làm tổn thương tâm lý của trẻ dù ít hay nhiều. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ rụt rè, không dám thừa nhận lỗi sai của mình và không muốn chia sẻ với ba mẹ những điều trẻ gặp phải, khiến kéo dài khoảng cách giữa ba mẹ và con cái.
Ngược lại, ba mẹ nên giúp con nhận ra sai lầm và để con tự chịu trách nhiệm, tự tìm cách giải quyết, khi con thực sự không còn cách nào khác thì lúc này ba mẹ chỉ nên đứng ở vai trò gợi ý và tư vấn hướng khắc phục vấn đề cho con. Phụ huynh tuyệt đối không đứng ra chịu trách nhiệm thay trẻ, càng không đổ lỗi tại trẻ mà hãy nhìn nhận lại cách dạy trẻ của mình.
Để bắt đầu hướng dẫn bé quen với nề nếp tự lập, phụ huynh nên bắt đầu từ những điều cơ bản như: giúp trẻ quen với việc tự thức dậy vào buổi sáng, thường xuyên kể bé nghe những câu chuyện đầy tình người, sự yêu thương, trách nhiệm và niềm hạnh phúc, dạy dỗ trẻ theo tính cách riêng của trẻ chứ không dạy trẻ theo khuôn mẫu mà ba mẹ tự đặt ra trong đầu mình. Vì mỗi đứa trẻ sẽ có những tính cách tâm lý hoàn toàn khác nhau.
Thường xuyên bàn luận cho trẻ nghe những vấn đề của gia đình, dẫn bé theo trong lúc đi mua sắm. Trẻ con tuy chưa thể hiểu câu chuyện của ba mẹ nhưng tư duy của chúng rất thông minh và nhạy bén. Chúng sẽ nhìn hành động của ba mẹ khi giải quyết một tình huống mà học hỏi, bắt chước theo bé. Vì vậy, khi dạy con, ba mẹ cũng phải trở thành tấm gương cho trẻ noi theo và học hỏi, không thể dạy con 1 đằng mà hành động 1 nẻo được. Trẻ biết hết đấy! bạn sẽ chẳng dễ dàng qua mặt được một đứa trẻ đâu.
>>>> Có thể bạn chưa biết: Học phí trường mầm non quận 3
3. Xây dựng lòng tin khi giáo dục trẻ
Để có thể trò chuyện, chăm sóc, giáo dục trẻ ba mẹ cần xây dựng cho bé lòng tin vững chắc bằng cách quan sát, chú ý những hành động của bé và ngôn ngữ cơ thể của trẻ nhỏ để từ đó hiểu được phần nào tâm trạng của các con. Nếu con khóc, hãy tự hỏi: “Mình có biết con như thế nào không?” Trẻ con vô cùng hiếu động, nhạy cảm, tâm trạng thất thường, dễ khóc hay giả vờ thường xuyên? Phản ứng này có phải là bất thường đối với con không? Nếu bạn không thể miêu tả cốt lõi tình cảm của con bạn, có nghĩa là bạn chưa quan tâm hết tới các tín hiệu của con và cũng có nghĩa là các nhu cầu của con vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Lúc này bạn cần thay đổi như sau:
– Làm cha mẹ có nghĩa là phải cân bằng giữa việc ở bên để giữ cho con an toàn, và thả lỏng để con có thê tự do khám phá. Để nhắc nhở về sự cân bằng này, có một trình tự có thể giúp ba mẹ tạo sự tự tin cho các bé tốt hơn:
- H – Hold back: Dừng lại. Đừng can thiệp ngay lập tức. Hãy dành vài phút để xác định xem tại sao con khóc, hoặc tại sao con cứ khăng khăng bám dính lấy bạn.
- E – Encourage exploration: Khuyến khích khám phá. Hãy để con bạn, dù còn bé hay đã biết đi, tự mình khám phá sự kỳ diệu của các ngón tay, hoặc của món đồ chơi mới mà bạn vừa mới mua cho con. Con sẽ nói cho bạn biết khi nào cần sự can thiệp của bạn.
- L – Limit: Hạn chế. Bạn cần biết ngưỡng thế nào là quá với con. Hãy hạn chế mức độ quá kích thích, hạn chế thời gian con thức, số lượng đồ chơi ở quanh con và các lựa chọn dành cho con. Hãy can thiệp trước khi con quá tải.
- P – Praise: Khen ngợi. Hãy bắt đầu khen ngợi nỗ lực, chứ không phải kết quả, của con kể từ khi con còn là một đứa trẻ. Tuy nhiên, đừng sử dụng lời khen thái quá. (Dù có thông minh tới mức nào, con bạn cũng không phải là “cậu bé thông minh nhất trên thế giói này”). Lời khen phù hợp không chỉ nuôi dưỡng ý thức nhận biết giá trị bản thân của trẻ, mà còn là một động lực cho con.
Hãy thường xuyên tạo ra một cuộc trò chuyện, đối thoại, chứ không phải là cuộc độc thoại một chiều. Hãy giao tiếp bằng mắt bất cứ khi nào bạn nói chuyện cùng con, dù con có bé nhỏ đến thế nào đi chăng nữa. Dù con sẽ không thể đáp lời trong vài tháng, một năm hoặc lâu hơn nhưng con cũng hiểu và “nói chuyện”cùng bạn bằng những tiếng ê a và cả tiếng khóc nữa.
4. Tham khảo kinh nghiệm giáo dục trẻ của người Nhật
Văn hóa Nhật Bản đã tạo nên những thế hệ con người tài năng và góp phần to lớn xây dựng đất nước bị tàn phá bởi thiên nhiên và chiến tranh trở nên cường quốc thế giới ngày nay. Việc giáo dục thế hệ kế thừa là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối vời người Nhật. Vì thế mà văn hóa nhận chú trọng việc dạy và học cho trẻ ngay từ khi còn bé.
Chính vì điều này, các trường mầm non quốc tế không ngừng tìm tòi và học hỏi cách dạy con của người Nhật để ứng dụng vào việc đào tạo ra một thế hệ tài năng cho đất nước của mình, trong đó có Việt Nam. Không ít các trường mầm non như VAS đã nghiên cứu và kết hợp nhiều phương pháp giáo dục trẻ hiện đại, đạt hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay để dạy trẻ mầm non.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc với các bậc cha mẹ và công tác tư vấn cho hàng vạn cha mẹ về phương pháp rèn luyện kỹ năng sống và xây dựng nhân cách cho trẻ, trường đã tích lũy không ít những kinh nghiệm giáo dục bé, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong những phương thức giúp trẻ tự lập, ba mẹ đóng vai trò là những người hướng dẫn chính, những vấn đề thường xuyên phát sinh, khi đó, ba mẹ nên bình tĩnh và tự cho mình những câu trả lời sau đây, chắc chắn mọi vấn để sẽ được cải thiện: Bạn sẽ hành động như thế nào khi con làm sao? Bạn sẽ bình tĩnh lắng nghe, hay sẽ nóng giận và ngắt lời, can thiệp một cách thô bạo và cho rằng những việc làm của con là ngu ngốc, ấu trĩ? Bạn sẽ để con tự chịu trách nhiệm, tự tìm cách giải quyết hay đứng ra chịu trách nhiệm thay trẻ? Bạn sẽ luôn cho rằng chúng hư hỏng hay chính cách dạy của chúng ta là sai?
Đừng bao giờ nghĩ rằng những đứa con đáng yêu cần sự bao bọc thái quá, cũng đừng bao giờ biến mình thành trở thành bậc “cha mẹ trực thăng” có thể giải cứu con trẻ bất cứ lúc nào. Chỉ có tập lối sống tự lập ngay từ còn nhỏ, trẻ sẽ lớn lên với những kỹ năng cần thiết mà không cần sự trợ giúp hay dựa dẫm vào cha mẹ.
Trên đây là một số cách giúp bạn xây dựng lòng tin với trẻ để góp phần nuôi dạy trẻ tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây một số phương pháp khác giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm một số thông tin về trẻ mầm non khác do VAS chia sẻ. Phụ huynh có thể tham khảo thêm ngay tại đây nhé!
Chúc gia đình sẽ giáo dục ra những tài năng tương lai cho đất nước!