Phản biện và Thuyết phục – cặp đôi tương hỗ giúp bạn giao tiếp thành công
5 years ago
Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp là một điều cần thiết giúp bạn giao tiếp thành công. Nhưng ít ai biết được rằng, để có thể thuyết phục thành công, bạn còn cần sử dụng cặp bài trùng của thuyết phục: phản biện!
Phản biện và Thuyết phục đều là những kỹ năng mềm trong giao tiếp, là cặp đôi tương hỗ giúp bạn giao tiếp thành công.
Phản biện
Phản biện là dùng lý lẽ để chống lại một luận điểm. Phản biện gồm hai thành tố: lý lẽ và chống đối. Đối tượng của phản biện tương đối trừu tượng, không bao hàm con người hay vật thể.
Tuy nhiên, cần phân biệt phản biện với một số khái niệm, tuy cho cảm giác tương đồng, những thực chất là khác biệt.
- Phản biện khác với chỉ trích. Đối tượng của chỉ trích là con người.
- Phản biện khác với phê bình hay phê phán. Đối tượng của phê bình, phê phán là hữu hình, con người hay vật thể.
- Phản biện khác với biện bác. Đối tượng của biện có thể là con người hay vật thể, hay một luận điểm (giống phản biện). Chủ đích của bác bỏ là khăng khăng tìm cách phủ nhận, biện luận chỉ để bác bỏ.
Các khái niệm này đều mang tính chất tiêu cực, với mức độ có thể ít hay nhiều. Khác hẳn với phản biện, mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọi người cân nhắc lựa chọn cái tối ưu.
Phản biện không phải là bác bỏ (như trong biện bác) hay đả kích (như trong chỉ trích) hay tìm khuyết điểm (như trong phê phán) hoặc cả khuyết điểm lẫn ưu điểm (như trong phê bình).
Nhìn chung, phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng. Phản biện chống đối một luận điểm bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để, thứ nhất, người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất, và thứ hai, để mọi người có thể lựa chọn.
Để có thể có được kỹ năng giao tiếp tốt như phản biện, người phản biện phải hiều về phản biện và xây dựng được tư duy phản biện bằng một hay nhiều cách thức, thường xuyên và liên lục.
Thuyết phục
Thuyết là Nói, Phục là phục tùng, là đồng ý, làm theo.
Do đó, thuyết phục là sử dụng lời nói (thông qua các lý luận, sự kiện, phân tích, giải thích hoặc chứng cứ) chứng minh cho người khác thấy đúng, thấy hợp lý để làm cho người khác đồng ý, làm theo, hành động theo những gì bạn muốn.
Nói một cách khác, thuyết phục là việc làm cho đối phương thay đổi hành vi theo định hướng mà chúng ta mong muốn.
Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp được sử dụng trong mọi ngóc ngách cuộc sống:
- Trong cuộc sống hằng ngày. Thuyết phục diễn ra hàng ngày, hàng giờ, đến mức bạn nhiều khi không ý thức được thuyết phục đang diễn ra. Vay tiền, mượn đồ là những sự kiện diễn ra thường xuyên
- Trong công việc. Tư vấn viên, thường là những người rất giỏi trong việc thuyết phục khách hàng của mình. Nhân viên dịch vụ khách hàng cũng cần phải có kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp để ứng xử với khách hàng thật mềm mỏng, khéo léo.
- Trong kinh doanh. Ví dụ điển hình là nhân viên kinh doanh thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Trong quan hệ đối tác. Đàm phán hay ký hợp đồng là những trường hợp phổ biến.
Có thể nói, khi bạn không biết thuyết phục bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt này.
Kết
Bạn đã được giới thiệu để hiểu rõ hơn về Phản biện và Thuyết phục – những kỹ năng mềm trong giao tiếp. Phản biện và Thuyết phục cũng quyết định chất lượng kỹ năng giao tiếp tốt mà một người có thể có được.
Vậy làm sao để Phản biện và Thuyết phục thành công? Đây là lúc bạn nên tìm đến với khóa học Kỹ Năng Phản Biện Và Thuyết Phục được giảng dạy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – giảng viên và chuyên viên tâm lý học, kỹ năng mềm hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
Khóa học giúp bạn:
- Chiến thắng trên bàn tranh luận thông qua các phép phản biện sắc sảo.
- Chiến thăng trên bàn đàm phán với các chiến thuật đỉnh cao.
- Chiến thắng khi thuyết phục thông qua các yếu tố tâm lý về “Nhan Sắc”, “Lý Lẽ”, “Uy Tín”, “Tình” và “Số đông”.
Khóa học Kỹ Năng Phản Biện Và Thuyết Phục của VietnamWorks Learning cam kết đem đến những giá trị kỹ năng hữu ích cho học viên.