Tác hại của việc trẻ không ngủ đủ giấc
5 years ago
Việc để trẻ thức quá khuya, hay để cho trẻ ngủ không đủ giấc kéo dài rất có hại cho trẻ. Những tác hại đó là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Trong bài viết dưới đây, các trường quốc tế tại tpHCM sẽ chỉ rõ cho các cha mẹ thấy về những điều này.
1. Những ảnh hưởng tới trẻ khi bị thiếu ngủ
a. Trẻ cảm thấy mệt mỏi
Khi trẻ bị thiếu ngủ, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, do não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu tình trạng này càng kéo dài sẽ càng khiến trẻ trở lên khó khăn để có thể đi vào giấc ngủ hơn. Trẻ cũng sẽ thường xuyên bị giật mình thức giấc giữa đêm, tinh thần của trẻ trở lên xuống dốc cực kỳ nghiêm trọng. Trẻ sẽ thường xuyên cáu gắt, khó chịu, mất kiểm soát cảm xúc của bản thân.
b. Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng
Việc trẻ bị thiếu ngủ thường xuyên sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc này làm rối loạn bữa ăn của trẻ. Trẻ không còn cảm hứng với các món ăn nữa do tinh thần quá mệt mỏi.
Theo các trường quốc tế tại tpHCM, tâm trạng của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với hứng thú ăn uống của trẻ. Vì vậy, khi trẻ không có tâm trạng tốt, trẻ sẽ không thể ăn uống ngon miệng được, dẫn đến hiện tượng chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra suy nhược cơ thể, do trẻ không có được cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cho sự phát triển cơ thể của trẻ.
Hơn nữa, với trẻ nhỏ não bộ đang trong giai đoạn phát triển, vậy nên nếu trẻ không ăn uống đầy đủ, não bộ cũng sẽ không có đủ dưỡng chất để phát triển tốt.
c. Trẻ dễ bị béo phì
Theo như nghiên cứu khoa học của các chuyên gia dinh dưỡng, việc trẻ thiếu ngủ thường xuyên còn là yếu tố dẫn đến sự rối loạn và thay đổi hoocmon trong cơ thể bé. Sự mất cân bằng này khiến cơ thể bé gia tăng năng lượng và giảm tiêu thụ. Do việc thiếu ngủ dẫn đến việc bé luôn ở trong tình trạng buồn ngủ, và trở lên lười vận động do cơ thể quá mệt mỏi và lượng calo trong cơ thể do không được tiêu thụ dẫn đến trẻ bị béo phì.
d. Các vấn đề về sức khỏe lâu dài
Trẻ còn nhỏ đã mắc bệnh béo phì dẫn đến việc trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như gan và tiểu đường. Đồng thời việc này cũng làm gia tăng lượng mỡ trong máu của bé. Ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé sau này.
e. Mẹ bị mắc chứng trầm cảm
Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh thường gặp của các bà mẹ. Khi con bị khó ngủ, con thường xuyên quấy khóc giữa đêm, hoặc thức đêm gây ảnh hưởng tới người chăm sóc bé. Khiến cho các bà mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, nhất là đối với những bà mẹ mới sinh con xong. Tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sẽ rất dễ dẫn đến việc mẹ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh.
>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục mầm non nào tốt cho trẻ?
2. Rèn luyện cho con thói quen ngủ đủ giấc
a. Hình thành thói quen ngủ lành mạnh
Để trẻ có thể dễ dàng ngủ và ngủ đầy đủ hơn, bạn nên tập cho trẻ thói quen ngủ bất cứ khi nào. Nhờ tạo cho trẻ thói quen này, giúp trẻ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Trẻ sẽ không còn gặp khó khăn với việc đi vào giấc ngủ nữa.
Đồng thời, bạn cũng không nên can thiệp vào giấc ngủ của bé. Bạn hãy nên điều chỉnh thời gian cho các hoạt động của gia đình kết thúc sớm hơn trước 23 giờ đêm để tránh làm ồn hay ảnh hưởng tới thời gian trẻ ngủ. Nếu các hoạt động gia đình chưa thể kết thúc sau 23 giờ đêm, bạn hãy chú ý tránh gây ra tiếng ồn khiến trẻ giật mình thức giấc. Như vậy trẻ sẽ rất khó ngủ lại.
b. Cho trẻ tắm nước ấm
Việc tắm với nước ấm, giúp cơ thể trẻ được thư giãn tốt hơn, nhờ vậy giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Việc thay đổi nhiệt độ cơ thể sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Bạn cũng có thể kết hợp chơi đùa cùng với bé trong khi tắm để bé cảm thấy thoải mái hơn. Tạo tinh thần tốt cho trẻ mới giúp trẻ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
c. Chuẩn bị không gian ngủ thuận lời cho bé
Không gian ngủ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của trẻ. Vì vậy bạn cần phải hết sức chú trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ không gian tốt để trẻ có thể ngủ dễ dàng hơn. Bạn nên trang trí phòng ngủ cho trẻ đủ yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ, độ tối vừa phải. Nếu trẻ không sợ bóng tối, tốt nhất bạn không nên để thêm đèn ngủ gây chói mắt cho bé, sẽ càng khiến bé khó khăn để ngủ hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị cho trẻ một vài bản nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe trước khi đi ngủ để dễ dàng đưa trẻ vào giấc ngủ hơn. Hoặc bạn hãy kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ.
Trên đây là những chia sẻ của các trường quốc tế tại tpHCM về những tác hại của việc trẻ mất ngủ sẽ có ích cho các cha mẹ đang nuôi dạy con trẻ. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về các trường này tại đây.