Những quy định chung trong Chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế tại hcm
6 years ago
Các khóa đào tạo thạc sĩ quốc tế tại hcm có các quy định riêng đối với mỗi trường nhưng vẫn luôn đảm bảo tuân thủ những quy định chuẩn do Bộ GD-DT ban hành
Bạn muốn học thạc sĩ quốc tế tại hcm? Bạn còn phân vân không biết quy trình học như thế nào? Hãy cũng ISB tìm hiểu những quy định chung trong chương trình thạc sĩ quốc tế nhé!
Về nền tảng kiến thức chuẩn đối với một văn bằng thạc sĩ quốc tế
Học thạc sĩ quốc tế tại hcm, bạn sẽ được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế để nắm bắt và phân tích, xử lý các vấn đề kinh doanh quốc tế một cách khoa học và được cung cấp các kỹ năng, kiến thức ngoại ngữ và các phương pháp làm việc cần thiết cho công việc sau này.
Lựa chọn các khóa học thạc sĩ quốc tế tại hcm, bạn còn có thể tích lũy kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực kinh tế quốc tế để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; ngoài ra còn có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Về kỹ năng mà một thạc sĩ quốc tế cần có
Nắm vững các kỹ năng mềm để có thể làm việc hiệu quả: khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, thuyết phục, tranh luận, đàm phán, giao dịch, đánh giá và phân tích các vấn đề của ngành kinh tế quốc tế trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.
Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể đọc và xử lý các tài liệu liên quan đến ngành kinh tế quốc tế; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết các tài liệu có nội dung liên quan đến công việc chuyên môn.
Về năng lực chuyên môn
- Thạc sĩ quốc tế cần có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau
- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp hơn
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
Đối với chuẩn đầu ra
1. Kiến thức
Về chuyên môn: khi tốt nghiệp sinh viên phải có khả năng phân tích, đánh giá một vấn đề kinh tế quốc tế cụ thể.
Về ngoại ngữ: để có thể làm việc và thích nghi trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, nâng cao cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt một trong các chứng chỉ Tiếng Anh tương đương trình độ B2 khung tham chiếu châu Âu như TOEIC đọc-nghe 600, viết 80, nói 100; TOEFL ITP 525; TOEFL CBT 200; TOEFL IBT 70; IELTS 5.5.
2. Kỹ năng
Sinh viên được trang bị và rèn luyện cả những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bao gồm:
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm;
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin;
- Kỹ năng phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề, sự kiện, hiện tượng kinh tế quốc tế;
- Tư duy lôgic – phản biện;
- Kỹ năng tin học, năng lực sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế quốc tế.
- Thang điểm 10 (được làm tròn đến một chữ số thập phân) là thang điểm tiện ích được sử dụng để đánh giá các điểm kiểm tra học phần, điểm đánh giá thành phần, điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng.
- Thang điểm 4 là thang điểm chính thức, trong đó các điểm chữ A, B, C, D và F được sử dụng khi tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy và điểm trung bình chung tốt nghiệp.
3. Thái độ
Sinh viên khi tốt nghiệp là những người có ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với cộng đồng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tác phong nghề nghiệp tốt, có ý thức cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc.
4. Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại:
- Khối các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng v.v.. và các cơ quan địa phương như Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và đầu tư…
- Các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế
- Khối các doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế.
5. Cơ hội học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Được trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ tốt, sinh viên tốt nghiệp có khả năng học tiếp tục ngay lên bậc sau Đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính quốc tế, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Hành chính, Tài chính … tại các trường trong khu vực và trên thế giới.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học thạc sĩ quốc tế ở đâu là chuẩn nhất? Bạn có thể chọn chương trình đào tạo Thạc sĩ quốc tế tại hcm của Viện Đào tạo Quốc tế tại ISB – trực thuộc trường Đại học Kinh tế TPHCM. Đến với ISB, bạn sẽ được tham gia chương trình thạc sĩ quốc tế đạt chuẩn với sự liên kết với các Đại học danh tiếng trên thế giới như Western Sydney Úc, Massey Newzealand, Solbridge Hàn Quốc,…
INTERNATIONAL SHOOL OF BUSINESS
Viện Đào tạo Quốc tế ISB
Website: http://www.isb.edu.vn/