Trong những năm trở lại đây, tình trạng bạo hành trẻ nhỏ gây ra cho các em về tổn thương tâm sinh lý xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền hình. Điều này dấy lên một làn sóng không nhỏ trong môi trường giáo dục và xã hội. Và phải chăng trẻ nhỏ ngày nay đang thiếu các kỹ năng sống mầm non như: kỹ năng bảo vệ bản thân, khả năng tự tin để nói ra tâm tư của các em với người lớn, … nên mới xảy ra những tình trạng bạo hành như trên?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về thực trạng giáo dục kỹ năng sống mầm non ở nước ta cũng như những điều cần biết về cách giáo dục kỹ năng sống cho bé.
Đây là một thực trạng diễn ra trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam, trẻ em đang thiếu rất nhiều kỹ năng sống mầm non. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: giữa nhà trường và phụ huynh chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự có những chương trình phù hợp cho trẻ hay trẻ thiếu môi trường để thực hành những kỹ năng sống cơ bản, không có cơ hội được tiếp cận nhưng chương trình khoa học, giáo dục một cách bài bản như trẻ em tại một số nước tiên tiến.
Chính vì không được chuẩn bị tốt về kỹ năng sống ngay từ khi còn bé, nên trẻ dễ bị những thành phần xấu dụ dỗ, không có khả năng tự bảo vệ bản thân hoặc khi bị bạn bè ức hiếp, các con cũng không đủ tự tin và can đảm để nói với ba mẹ, giáo viên, v.v… Có thể thấy, không được học những kỹ năng sống cơ bản sẽ rất thiệt thòi cho các bé, ảnh hưởng trực tiếp đến quãng đường phát triển của các em.
Tuy nhiên, để tổ chức được một mô hình giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ thì không phải là điều đơn giản. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh, chương trình phải được thiết kế và xây dựng một cách bài bản, đảm bảo đủ các quy chuẩn khoa học, có sự chọn lọc những kỹ năng cần thiết, phù hợp cho từng nhóm tuổi của các bé. Cuối cùng, cách thức giảng dạy, xây dựng lớp học của đội ngũ giáo viên cũng là điều không thể bỏ qua.
Trước khi tiến hành xây dựng mô hình giáo dục kỹ năng cho trẻ. Nhà trường nên có những cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ cập kiến thức cho gia đình các bé về kỹ năng sống mầm non vì chắc hẳn đến tận thời điểm hiện tại, còn nhiều phụ huynh vẫn chưa có thời gian tìm hiểu “kỹ năng sống mầm non cho trẻ là gì?”.
Kỹ năng sống mầm non được xem như những kỹ năng cần thiết mà trẻ nhỏ cần tiếp thu thông qua việc giảng dạy từ giáo viên, kinh nghiệm thực tế do chính các bé gặt hái được từ những vấn đề, câu hỏi, tình huống trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Giáo dục kỹ năng sống từ nhỏ cho trẻ em, sẽ giúp các bé sớm hình thành ý thức cá nhân, biết chịu trách nhiệm, có kiến thức và thái độ sống tích cực, xây dựng kỹ năng giao tiếp và hình thành các mối quan hệ xã hội, biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi một mình, v.v…
Khi nắm bắt được những khái niệm cơ bản này, chúng ta nên tiến hành xây dựng một môi trường giáo dục các kỹ năng mềm cho các bé. Không chỉ góp nhặt kiến thức từ những tình huống thực tế mà chúng ta cần xây dựng một chương trình khoa học để tránh áp dụng quá tải kiến thức cho các em. Để xây dựng một chương trình hoàn hảo, chúng ta cần phối hợp với các lý thuyết về tâm lý học ở trẻ, kiến thức giáo dục, y học, sinh học về mặt thể chất và tinh thần. Quan trọng hơn là chương trình được thiết kế ra phải phù hợp với môi trường sống, văn hóa, điều kiện thực tế của các bé. Không thể áp dụng hoàn toàn chương trình nước ngoài cho trẻ em Việt Nam.
>>> Xem thêm: Hoạt động vui xuân của trường mầm non quận 3
Theo tổ chức UNESCO, giáo dục trẻ em cần phải dựa trên:
– Bốn mục tiêu: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống.
– Sáu mối quan hệ trong giáo dục là: Giáo dục và Văn hóa, Giáo dục và Quyền công dân, Giáo dục và Gắn kết xã hội, Giáo dục trong Lao động và Việc làm, Giáo dục và Phát triển, Giáo dục trong Nghiên cứu và Khoa học.
Giáo dục kỹ năng cho trẻ phải đảm bảo xoay quanh 10 kỹ năng cơ bản như sau: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử, ứng phó với các tình huống nguy hiểm, Kỹ năng xử lý thông minh cảm xúc, khả năng đồng cảm, kỹ năng xây dựng tư duy bình luận, phê phán, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán, thương thuyết.
Với 10 kỹ năng cơ bản này, cốt lõi là để xây dựng 12 giá trị sống đích thực cho các bé, bao gồm: Hòa bình, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, hợp tác, tự do, đoàn kết.
Mặc dù nền giáo dục trong nước còn hạn chế, nhưng vẫn có không ít trường mầm non quốc tế có sự đầu tư nước ngoài đặt nền móng giáo dục tại Việt Nam, nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết, những ngôi trường này đều áp dụng phương pháp hiện đại Montessori dành cho trẻ em. Với chương trình này, các bé được thực hành những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Ngoài những kỹ năng vừa được nêu trên, trẻ còn được bổ sung thêm một số kỹ năng sau:
– Kỹ năng nhận diện bản thân
– Kỹ năng sử dụng đồ vật
– Kỹ năng tự phục vụ
– Các kỹ năng trong sinh hoạt gia đình
– Kỹ năng giao tiếp với người lạ
– Kỹ năng xử lý khi đi lạc
– Làm gì khi ở nhà 1 mình?
– Kỹ năng bảo vệ cơ thể (Phòng tránh xâm hại)
– Kỹ năng xử lý khi có đám cháy
– Kỹ năng xử lý khi người lạ (trộm) đột nhập vào nhà
– Kỹ năng trần thuật, kể chuyện
– Kỹ năng sử dụng các lời chúc
– Thế nào là vòng tròn giao tiếp an toàn?
Chương trình Montessori được du nhập và chỉnh sửa đôi chút, dựa trên chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để phù hợp với trẻ em Việt Nam cũng như văn hóa vùng miền. Dưới đây là một số chương trình được thêm vào:
– Tìm hiểu về địa lý Việt Nam
– Tìm hiểu về trang phục truyền thống
– Tìm hiểu về một số làn điệu dân ca
– Các trò chơi dân gian Việt Nam
– Các ngày lễ lớn trong năm
– Bé làm gì để bảo vệ tổ quốc?
– Giữ gìn Tiếng Việt
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sống mầm non. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những kỹ năng sống quan trọng khác dành cho trẻ.
Ba mẹ có biết việc cho bé tập nấu ăn là một biện pháp kích…
Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ trước người lạ Ở lứa tuổi này, nhìn chung…
Có rất nhiều tiêu chí để chọn trường mầm non quốc tế cho con tại…
Ở độ tuổi mầm non, ba mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chọn…
Trường cấp 3 hay còn gọi là trường THPT là một trong những bậc học…
Chọn Trường học Trung học Phổ thông là một bước vô cùng quan trọng của…