Những vấn đề của việc học cử nhân quản trị kinh doanh
6 years ago
Cử nhân quản trị kinh doanh là một chuyên ngành HOT hiện nay, và học cử nhân quản trị kinh doanh bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Cử nhân quản trị kinh doanh bao gồm nhiều nghành như nhân sự, tài chính, kế toán,…
Cử nhân quản trị kinh doanh chưa bao giờ là một ngành lỗi thời và đây là ngành học sẽ mang lại nhiều vị trí công việc cao trong tương lai. Hãy tìm hiểu rõ hơn về ngành quản trị kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé!
Cử nhân quản trị kinh doanh gồm những lĩnh vực nào?
- Tài chính/ Kinh tế: làm sao để tối đa lợi nhuận, giảm tổn thất, huy động vốn và xoay vốn
- Nhân sự: quản lý con người một cách hiệu quả, tuyển dụng và sa thải đúng người, đúng chỗ, nâng cao năng lực của bộ phận nhân sự
- Tiếp thị: xâm nhập thị trường, buôn bán mặt hàng phù hợp với đối tượng, đo lường được thị trường với đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường và chọn khách hàng mục tiêu
- Quản lý sản xuất: tối ưu hóa vai trò kinh doanh và tạo thành một quy trình hiệu quả, quản lý chuyên nghiệp và có khả năng cải tiến sản xuất
- Hệ thống thông tin: Xử lý các vấn đề liên quan đến truyền dẫn thông tin và bảo mật thông tin, đánh giá thông tin, áp dụng các tiến bộ công nghệ trong công việc
- Luật: cần phải nắm luật kinh doanh kể cả không trong chuyên ngành này để tuân thủ đúng pháp luật, không kinh doanh trái pháp luật hoặc vi phạm pháp luật
Gần như tất cả những lý thuyết học trong Quản trị Kinh doanh đều có tính ứng dụng cao và ngay khi ra trường, các cử nhân quản trị kinh doanh đều có vận dụng ngay kiến thức vào công việc thực tiễn
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân quản trị kinh doanh sẽ làm gì?
Học Quản trị Kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho bạn trẻ được tiếp xúc với nhiều ngành nghề khác nhau. Phần lớn các bạn vẫn chọn các loại hình kinh doanh có lợi nhuận, thì một số khác không ít sẽ đầu quân cho các tổ chức phi lợi nhuận (bởi vì dù sao họ vẫn cần quản lý vốn và con người mà).
Để cơ hội kiếm việc của bạn được cao hơn, hãy nên thực tập trong suốt quãng thời gian bạn học Đại học. Thực tập để tích lũy kinh nghiệm và kinh nghiệm luôn là điều khiến bạn đạt được điểm cao của nhà tuyển dụng so với các ứng viên khác.
Như đã nói, ngành quản trị kinh doanh bao gồm rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề nhỏ như Kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Nhân sự, Bảo hiểm, Bất động sản,..Chính vì vậy mà khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, bạn có thể xác định được rằng mình yêu thích làm gì và muốn là vị trí công việc nào, từ đó bạn sẽ có hướng đi đúng cho mình.
Ngành Quản trị Kinh doanh đòi hỏi học những môn gì?
Sự đa dạng của ngành Quản trị kinh doanh sẽ giúp các bạn có nhiều sự lựa chọn hơn. Những người thiên về học kỹ thuật nhiều hơn sẽ phải lấy nhiều lớp toán ví dụ như lĩnh vực sản xuất, hệ thống thông tin hay tài chính. Những người không giỏi về toán có thể chọn các lĩnh vực còn lại như tiếp thị, nhân sự hay luật. Hoặc có người lựa chọn được “nhảy múa” với những điều luật của ngành kế toán.
Sẽ có một số môn cần đến kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn nhưng hiếm khi các môn học của Quản trị Kinh doanh thuần về lý thuyết hay trừu tượng, 99,99% các tài liệu thiên về toán ứng dụng. a
Những tính cách nào phù hợp cho ngành Quản trị Kinh doanh?
- Bạn là người hướng ngoại với khả năng giao tiếp tốt.
- Bạn là người liều lĩnh, có thể chấp nhận rủi ro tạm thời để mang về lợi nhuận cao hơn.
- Bạn là người đam mê kinh doanh và kiếm tiền
- Bạn là người hướng nội và thích một công việc ổn định
Học cử nhân quản trị kinh doanh tại Viện Đào tạo Quốc tế ISB
ISB là Viện Đào tạo quốc tế hàng đầu tại Việt Nam trực thuộc trường Đại học kinh tế TPHCM, hiện nay ISB đang có chương trình đào tạo Cử nhân kinh doanh WSU BBUS phù hợp với tất cả các bạn trẻ có đam mê kinh doanh và muốn thử sức mình trong lĩnh vực này.
Thông tin chi tiết khóa học:https://bit.ly/2HPrAdt
Đối với mỗi bạn trẻ, học cử nhân quản trị kinh doanh chính là mở ra cho chính bản thân mình một cơ hội, cơ hội có được một công việc phù hợp, cơ hội có được một vị trí với mức lương cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được hướng đi đúng cho bản thân mình!