Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: An toàn sơ cứu vết thương

2 years ago

Không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh con. Do đó có những lúc con bị thương mà không có bạn ở đó. Hay khi con thấy anh trai, em gái của mình bị trầy xước da chảy máu, khó thở,… Đây hầu hết là những trường hợp phổ biến thường xuyên xảy ra mà các bậc phụ huynh lo lắng. Vì vậy, để an toàn cho trẻ khi không có người lớn bên cạnh thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học về sơ cứu vết thương là rất quan trọng. Để con có thể giúp mình và người khác vào những lúc nguy cấp này.

Dạy con làm gì trong trường hợp khẩn cấp?

Có thể một số trẻ có thể không đủ tuổi để sử dụng hay phân biệt và cách sử dụng các vật dụng sơ cứu. Điều đầu tiên mà mọi đứa trẻ nên học là cách gọi 115. Bạn nên nói chuyện với con về cách phản ứng trong trường hợp khẩn cấp này. Nếu con thấy ba mẹ hoặc ai đó bị thương nặng, chảy máu hãy khuyến khích trẻ gọi 115 để giúp đỡ người khác để nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ bộ phận y tế. Hạn chế rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Trẻ em nên biết:

  • Cách quay số khẩn cấp: Với điện thoại di động trẻ có thể mở khóa hoặc truy cập màn hình cuộc gọi khẩn cấp
  • Cách bắt đầu cuộc gọi sau khi nhập số, điều này không cần với điện thoại bàn mà điện thoại di động cần nhấn nút xanh lá cây để thực hiện cuộc giọi
  • Cách mô tả vị trí: Điều này rất hữu ích khi bộ phận cấp cứu hỏi thông tin để tìm được địa điểm chính xác.

Một khi con biết những điều này bạn hãy tạo ra tình huống mô phỏng để con có thể thực hiện những điều trên. Sau khi kết thúc nên cho con lời khen để trẻ thấy hành động của mình là hữu ích.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 1

Dạy trẻ tìm dụng cụ sơ cứu

Trẻ nên được biết nơi tìm dụng cụ sơ cứu ở trong chính ngôi nhà của mình. Thông thường mỗi gia đình có tủ y tế riêng gồm các vật dụng sơ cứu cơ bản. Nếu người lớn đến trước khi xe cứu thương, con bạn có thể chỉ cho họ nơi để dụng cụ sơ cấp cứu đó.

Khi con ở độ tuổi lớn hơn, bạn có thể chỉ chúng cách sử dụng vật dụng khác nhau trong bộ sơ cứu y tế.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 2

Dạy trẻ kiểm soát chảy máu

Khi còn bé, trẻ dễ bị trầy da, vết cắt chảy máu khá phổ biến. Khi đi xe đạp, chơi ở sân, chạy trên đường,… đều có thể dẫn đến các tai nạn nhỏ này. Mặc dù những vết thương này người lớn có thể xử lý nhanh gọn nhưng cách tốt nhất là ba mẹ nên hướng dẫn con cách sơ cứu đơn giản để trẻ có thể tự thực hiện. Các bước xử lý vết thương đơn giản:

  • Bước 1: Rửa vết thương dưới vòi nước sạch
  • Bước 2: Sử dụng oxi già hoặc cồn để sát trùng vết thương. Có thể gọi 115 nếu bị chảy máu quá nhiều không thể cầm máu bằng băng gạc bình thường vì chảy máu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng
  • Bước 3: Băng vết thương bằng bông, gạc sạch để cầm máu và tránh bụi bẩn. Với các vết cắt nhỏ, trầy xước có thể dùng băng cá nhân để dán lên vết thương sau khử trùng.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 3

Dạy trẻ phản ứng với trường hợp khẩn cấp

Nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng nặng, tiểu đường hay động kinh. Ba mẹ nên cho dạy trẻ cách sử dụng các loại thuốc đặc biệt như sử dụng Epi để giúp đỡ những thành viên trong nhà kịp thời. Vậy bút Epi là gì? Epi là bút tiêm dùng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Hiện tượng này có thể gây tử vong và bệnh nhân cần được xử lý kịp thời trước khi gọi cấp cứu.

Dạy trẻ kỹ thuật CPR

Đây là một kỹ năng nâng cao và khá khó đối với cả người lớn. Trước khi dạy cho con nên để con biết kỹ năng này là gì và cho con theo học các khóa về CPR để hiểu rõ và thực hiện thành thạo hơn. 

CPR là gì?

CPR hay gọi là hồi sức tim phổi là sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Đây là cách giúp phục hồi lượng máu giàu oxy lên não. Vì không có oxy dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong trong vòng 8 phút. Hồi sức tim phổi cần thiết trong trường hợp như ngạt nước, ngạt thở, ngộ độc, đột tử,… Ba phần cơ bản của CPR gồm:

  • Ấn ngực: Để khôi phục lượng máu đến tim, não cần thực hiện 30 lần ấn ngực và 2 lần hà hơi cấp cứu. Chu kỳ này lặp đi lặp lại cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoặc có nhân viên y tế đến. 
  • Đường thở: Sau khi ấn ngực 30 lần, đường thở của nạn nhân phải được lưu thông. Đường thở có thể bị chặn bởi lưỡi hoặc tắc nghẽn vì dị vật hay đồ ăn.
  • Thổi ngạt: Sau khi thực hiện 30 lần ấn ngực và thông đường thở. Khi cấp cứu đường thở, bạn phải thổi hơi qua miệng nạn nhân để khí vào buồng phổi.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 4

>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống tiểu học cho trẻ

Kết,

Hãy dành chút thời gian mỗi ngày để dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học về sơ cứu khi gặp tình trạng nguy cấp. Với các phương pháp ở trên hy vọng giúp phụ huynh hướng dẫn cho con trẻ một cách chính xác và hữu ích trong cuộc sống.

admin