Trong kinh doanh ngoài việc có kiến thức chuyên môn cao thì việc có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt với đối tác cũng rất cần thiết. Do đó, ngoài việc bổ sung kỹ năng chuyên môn cho mình để làm việc hiệu quả thì việc học kỹ năng giao tiếp với khách hàng giúp bạn chinh phục được khách hàng của mình dễ dàng hơn.
Ngôn ngữ cơ thể là giúp người đối diện cảm nhận được tâm trạng thật sự của bạn, ví dụ như khi bạn nói chuyện với khách hàng nếu bạn cứ đứng khoanh tay trước ngực sẽ khiến người đối diện nghĩ rằng bạn đang coi thường họ. Điều đó khiến cho người đối diện cảm thấy ghét bạn. Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn người khác nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc không gọn gàng tới gặp mình.
Ngoài trang phục bạn cũng cần chú ý đến cách đi lại, biểu hiện của khuôn mặt của bạn… Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là vấn đề mấu chốt giúp cho việc mở đầu cuộc trò chuyện của bạn với đối tác được thuận lợi hơn.
Bạn cần phân biệt rõ ràng giao tiếp trong kinh doanh và đời sống. Trong kinh doanh, cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian của cả bạn và khách hàng và có thể làm chủ cuộc trò chuyện của mình, bạn nên chuẩn bị trước câu chuyện của mình trước khi tới gặp khách hàng. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi bạn muốn hỏi khách hàng của mình và chuẩn bị trước những câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ hỏi bạn. Việc này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước đối tác của mình và cũng khiến cho đối tác đánh giá cao về bạn hơn.
Cười chào với đối tác cũng giống như cách để bạn thể hiện sự thân thiện và thành ý của mình với họ. Do vậy khi gặp đối tác của mình, bạn hãy chủ động nở nụ cười và tiến lại gần chào họ một cách thân thiện. Cách này sẽ giúp cho bạn lấy được cảm tình của đối tác và khiến việc mở đầu cuộc trò chuyện của bạn sẽ trở lên suôn sẻ.
Bạn nên biết ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Trong kinh doanh, không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện của mình, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không nên nói. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh luôn cần phải lịch sự và trang trọng hơn một cuộc nói chuyện bình thường khác.
Dù bạn là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không thì khi giao tiếp với khách hàng bạn cũng cần phải biết lắng nghe đối tác của bạn. Bạn không nên dành nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của đối tác để biết họ nghĩ gì, muốn gì và cần bạn làm cho họ những gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là người lịch sự, biết tôn trọng đối tác của mình mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia.
Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn luôn đặt họ lên hàng đầu, đối với trong kinh doanh thì việc đặt nhu cầu của khách hàng lên trên là rất quan trọng. Do đó, khi trò chuyện bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe đối tác của mình. Không nên vừa nói chuyện với khách hàng mà mắt cứ liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói khó nghe.
Trong giao tiếp kinh doanh, bạn đòi hỏi phải là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác của mình. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ, ý định của họ bạn hãy lắng nghe cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì họ muốn truyền đạt, như vậy bạn mới có thể đưa ra lời khuyên và duy trì được câu chuyện với khách hàng của mình. Đừng vội vàng đánh giá suy nghĩ của đối phương khi chưa nghe hết những gì họ nói, cho dù theo bạn đó là một ý tưởng tồi và bạn có ý tưởng hay hơn thì bạn cũng cần phải nghe hết những gì họ nói.
Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn ngồi nói vòng vo về điều bạn muốn nói, vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính của câu chuyện về mục đích của bạn, ý tưởng của bạn. Bởi trong kinh doanh cần sự nghiêm túc, nếu bạn nói bóng gió sẽ khiến cho đối tác cảm thấy khó chịu với bạn và có thể bạn sẽ để mất điểm trong mắt khách hàng vì điều này.
Tôn trọng và đặt khách hàng lên trên hết là điều cần thiết để bạn thuyết phục họ. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chấp nhận nhường nhịn họ tuyệt đối. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn hãy kiên trì thể hiện rõ với họ quan điểm của mình. Những khách hàng thông minh sẽ chọn những đối tác có chính kiến, kiên định với quan điểm của họ chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi vì sự tác động từ bên ngoài dù cho ý kiến đó có là ý kiến của chính khách hàng đó.
Trên đây là các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh giúp bạn dễ dàng chinh phục khách hàng của mình kể cả những người khó tính nhất. Để học các kỹ năng giao tiếp này, bạn có thể tham khảo khóa học giao tiếp kinh doanh tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích khác về các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh tại đường link dưới đây: https://learning.vietnamworks.com/edu/ky-nang/giao-tiep/
Ba mẹ có biết việc cho bé tập nấu ăn là một biện pháp kích…
Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ trước người lạ Ở lứa tuổi này, nhìn chung…
Có rất nhiều tiêu chí để chọn trường mầm non quốc tế cho con tại…
Ở độ tuổi mầm non, ba mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chọn…
Trường cấp 3 hay còn gọi là trường THPT là một trong những bậc học…
Chọn Trường học Trung học Phổ thông là một bước vô cùng quan trọng của…