Không còn quá nhỏ như học sinh tiểu học cũng không còn quá bỡ ngỡ khi làm quen với bậc trung học cơ sở, lớp 7 là thời điểm chín muồi cho việc dạy và học tiếng Anh theo chương trình tích hợp. Vậy phụ huynh và giáo viên cần làm gì để trẻ có thể học tiếng Anh lớp 7 thật tốt. Hãy chú ý những điều sau đây.
Chương trình tiếng Anh tích hợp là tên gọi tắt của đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp trong chương trình Anh và Việt Nam”. Đề án này được khởi xướng và đi vào hoạt động từ năm học 2015- 2016. Theo đó, chương trình học tiếng Anh lớp 7 cũng sẽ được dạy song song cả hai chương trình. Một chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam và một chương trình là của Anh. Như vậy, khả năng học tập của chương trình sẽ được tối ưu hóa cả về khoa học lẫn ngôn ngữ. Phương pháp học tập này gọi là CLIL (viết tắt của Learning Language Integrated Learning). Vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên quá trình học tập đòi hỏi một phương pháp giảng dạy hết sức linh động.
Kết hợp giữa học và chơi là cách giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức cả về toán- khoa học lẫn tiếng Anh. Thay vì bắt trẻ phải học thuộc lòng các công thức và giải những bài tập toán bằng tiếng Anh trên giấy, hãy tổ chức một trò chơi nhỏ để tạo không khí thi đua giữa các bạn học sinh. Thay vì giáo viên giảng dạy từ đầu tiết đến cuối tiết hãy cho các bạn ấy những đề tài chuẩn bị trước ở nhà và đến thuyết trình hay tranh luận cùng các bạn khác trong lớp. Một tiết học như thế thỏa mãn cả hai yếu tố về kiến thức toán- khoa học và khả năng giao tiếp, hùng biện tiếng Anh.
Bên cạnh đó hãy khuyến khích các bạn tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng tiếng Anh thường xuyên như trở thành thành viên của các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia vào những cuộc thi hùng biện tiếng Anh. Đừng lo ngại nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập trên lớp vì chương trình tích hợp là chương trình giáo dục kiểu mới- khai phóng và sáng tạo hơn.
>>> Xem thêm Ngữ pháp tiếng Anh cấp 2 quan trọng
Lứa tuổi học sinh chỉ tự giác và chủ động làm một điều gì đó khi cảm thấy thích thú với chúng. Vậy tại sao phụ huynh không giúp con em mình cảm thấy hào hứng hơn trong việc chinh phục những kiến thức mới. Học cùng trẻ là một cách thúc đẩy quá trình rèn luyện tính tích cực, chủ động. Thêm vào đó, hãy cùng con bạn đặt ra những mục tiêu và từng bước chinh phục chúng. Những phần thưởng cũng là một cách hiệu quả để thúc đẩy quá trình học tập tự giác và sáng tạo của con bạn. Phải luôn ghi nhớ rằng không được cáu gắt khi trẻ làm sai mà hãy động viên, khích lệ. Bên cạnh đó, hãy chọn cho con những chương trình học online phù hợp để trẻ có thể chủ động tìm kiếm thông tin khi cần thiết.
Việc để trẻ giao lưu, trao đổi học tập cùng bạn bè cũng là một cách khơi dậy niêm đam mê học tập của trẻ. Thay vì để trẻ vật lộn với đống bài tập trên lớp hãy mời những người bạn của con về nhà để cùng làm bài tập. Dành cho trẻ không gian riêng với chút bánh nước, hoa quả sẽ làm chúng cảm thấy vô cùng thoải mái khi biết được rằng mình có một người mẹ vô cùng tâm lý. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá buông lỏng trẻ. Ở độ tuổi ham chơi hơn ham học, trẻ con cần có người uốn nắn kịp thời. Hãy cố gắng dành thời gian để kiểm tra kiến thức mà con và các bạn đã học được trong một buổi. Đồng thời hướng trẻ tới việc tự lên kế hoạch cho những buổi học tiếp theo.
Muốn trẻ rèn luyện được tính tự giác, trước hết bản thân những người làm phụ huynh hãy tự giác với công việc của chính mình. Phụ huynh chính là tấm gương gần nhất giúp trẻ tự soi rọi chính bản thân mình.
Về cách tính điểm, hiện nay điểm kiểm tra tích hợp sẽ được tính vào điểm kiểm tra một tiết của các môn học. Nghĩa là, môn toán của tích hợp sẽ là một cột điểm kiểm tra một tiết; môn khoa học tích hợp gồm có môn lý và sinh, cũng là điểm một tiết của hai môn này; và môn tiếng Anh cũng là một cột điểm một tiết của tiếng Anh bộ Giáo dục. Chính vì học hai chương trình song song nên cách tính điểm cũng dựa trên việc đánh giá năng lực của trẻ ở cả hai chương trình. Chính vì thế, dù có đầu tư vào việc học tiếng Anh thông qua việc học các môn toán và khoa học vẫn phải chú ý đến nội dung chính trong chương trình tiếng Anh phổ thông lớp 7.
Trong khung chương trình tiếng Anh lớp 7 của Bộ GD&ĐT, cần lưu ý những nội dung sau:
Muốn nắm chắc được khối kiến thức nền, việc đầu tiên là tăng cường luyện tập thông qua các bài tập phù hợp cho từng nội dung. Chẳng hạn: bài tập viết câu với những từ cho sẵn, sắp xếp thành câu hoàn chỉnh, các bài tập về chia thì,… Sau khi nắm vững từng nội dung hãy cho trẻ thường xuyên kiểm tra tổng hợp lại khối kiến thức đã học.
Ngoài thời gian học tập tại trường, phụ huynh cũng cần tìm kiếm những trung tâm uy tín để giúp con có thể phát triển khả năng ngoại ngữ của bản thân một cách tối đa. Học tiếng Anh lớp 7 tại Hội đồng Anh là một trong những gợi ý hữu ích giúp các bậc phụ huynh giải được bài toán đau đầu trong việc tìm kiếm trung tâm Anh ngữ tốt cho trẻ. Với việc nghiên cứu khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ ở từng giai đoạn cụ thể, các giáo viên biết được những khó khăn của học sinh lớp 7 khi phải học chương trình tích hợp. Chính vì biết được điều đó, giáo viên có thể giúp các em giải quyết những vướng mắc trong quá trình học tập.
Bên cạnh có trình độ chuyên môn cao, phụ huynh cũng nên lựa chọn những trung tâm có thể nắm bắt tốt tâm lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ thường có những biến động nhất định về mặt tâm lý. Học tập và chia sẻ là hai quá trình phải được thực hiện song song với nhau. Trong quá trình học, trẻ cần một người chia sẻ, dìu dắt hơn là một người chỉ đạo.
Hãy luôn là bạn với con em mình, với học trò của mình. Lắng nghe và sẽ chia những khó khăn để trẻ tự tin hơn khi học chương trình tiếng Anh lớp 7 tích hợp.
Ba mẹ có biết việc cho bé tập nấu ăn là một biện pháp kích…
Kỹ năng giúp trẻ phòng vệ trước người lạ Ở lứa tuổi này, nhìn chung…
Có rất nhiều tiêu chí để chọn trường mầm non quốc tế cho con tại…
Ở độ tuổi mầm non, ba mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chọn…
Trường cấp 3 hay còn gọi là trường THPT là một trong những bậc học…
Chọn Trường học Trung học Phổ thông là một bước vô cùng quan trọng của…