Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất

2 years ago

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng tập được nói quen và khả năng tư duy và tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.Do đó, đây là một việc mà các phụ huynh cần quan tâm và tìm hiểu rằng kỹ năng nào sẽ phù hợp và có thể giúp con có hành trang cần thiết trước cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ nhé.

Định nghĩa kỹ năng sống 

Có thể hiểu những hành vi mang hướng tích cực và đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, cách tự thích nghi và tồn tại trong cuộc sống của mỗi cá nhân là kỹ năng sống. Kỹ năng sống này sẽ được tiếp nhận thông qua giáo dục hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống. Dưới đây sẽ là những kỷ năng sống cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết để phát triển chúng cho con mình.

1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Khi đến độ tuổi thích hợp thì trẻ cần học cách tự chăm sóc bản thân như những việc vệ sinh, mặc quần áo hoặc dọn dẹp đồ chơi của mình. Từ đó, trẻ ra tự học được cách sống ngăn nắp và giữ gìn sạch sẽ. Đây là một kỹ năng cần thiết cho quá trình trưởng thành của trẻ, đặc biệt khi bước vào bậc tiểu học.

kỹ năng sống cho trẻ tự lập từ nhỏ

Kỹ năng sống cho trẻ tự lập từ nhỏ

Đến độ tuổi bước vào lớp 1, đây là lúc mà trẻ mở rộng thế giới quan và tri thức cũng như mối quan hệ của mình. Tạo một môi trường cho trẻ phát triển những kỹ năng sống cần thiết như cách trường Quốc tế Việt Úc đã và đang làm hiện nay là điều cần thiết nhất. Tại trường VAS, bên cạnh môi trường dạy học song ngữ thì trong các giờ học, giáo viên sẽ lồng ghép 1 số bài học về kỹ năng sống quan trọng và hữu ích.

2. Luyện khả năng tập trung qua việc đọc sách

Sách chính là một nguồn tri thức quí giá mà ai cũng có quyền nắm lấy nhưng việc đọc sách lại cần có sự kiên nhân và khả năng tập trung cao. Thông qua đọc những cuốn sách với nhiều thể loại, trẻ sẽ tự hình thành được trí tò mò, tìm tòi học hỏi thêm nhiều điều mới. Và để tạo được thói quen đọc sách thì bố mẹ nên là những người tiên phong đọc những cuốn sách, truyện cho trẻ ngay thì khi còn nhỏ. 

3.Hòa nhập và đoàn kết với bạn bè

kỹ năng sống cho trẻ hòa nhập cộng đồng

Làm quen với cách làm việc tới tập thể

Khi trẻ có cơ hội làm việc nhóm, vui chơi cùng bạn bè, chúng sẽ tự học nhiều điều mới từ nhau như thú vui mới, quan điểm sống và tinh thần tránh nhiệm. Dạy cho trẻ rằng mình phải có trách nhiệm hoàn thành công việc để đạt đến một mục đích chung. Làm việc nhóm là cách để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. Để trẻ có thể tiếp xúc với những người bạn tốt thì bạn nên tạo cơ hội cho con tham những hoạt động vui chơi ngoài trời như cắm trại, khu vui chơi hoặc các nhà thiếu nhi, nhà trẻ,…

4. Kính già yêu trẻ

Kính già yêu trẻ hay còn hiểu đơn giản là tôn trọng người khác từ việc lắng nghe, thấu cảm và chấp nhận giá trị của mỗi cá nhân. Một đứa trẻ ngoan thường là những đứa trẻ hiểu chuyện, biết giúp đỡ và quan tâm những người xung quanh. Do vậy, nếu dạy cho trẻ nhận ra giá trị của sự tôn trọng và yêu thương thì đó là mọt điều vô cùng quý giá.

kỹ năng sống cho trẻ học cách tôn trọng

Tôn trọng mọi người xung quanh là một đức tính tốt

5. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc

Một bậc phụ huynh giỏi là người dạy trẻ biết được khi nào nên nói “cảm ơn” và “xin lỗi”, tuy là hai từ đơn giản nhưng đôi khi đến cả những người lớn cũng khó mà nói ra được. Khi nhận được bất kỳ điều gì từ người khác dù là món đồ, sự giúp đỡ hay một lời khen thì bày tỏ lòng biết ơn là điều tất yếu. Còn khi phạm phải sai lầm thì câu đầu tiên phải nói là xin lỗi một cách chân thành và tìm cách sửa sai. Đồng thời, ngược lại nếu trẻ là người nhận được lời xin lỗi hay cảm ơn thì cách tha thứ và tiếp nhận như thế nào cũng rất quan trọng. 

Trên đây là một số kỹ năng sống cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con mình ở nhà. Dù vẫn còn vô số những kỹ năng khác nhưng với một đứa trẻ thì việc học bất cứ điều gì cũng nên từ tốn và tự nhiên nhất. Như vậy trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và thực hành những kỹ năng này như một bản năng vốn có.

Xem thêm:Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cư xử với ông bà cha mẹ

admin