Giá trị của chương trình giáo dục mầm non gồm những gì?

1 year ago

Chương trình giáo dục mầm non sẽ mang đến cho trẻ sự khởi đầu tốt trong cuộc đời. Nó cung cấp những cơ hội quan trọng để các bé có thể học hỏi cũng như phát triển. Vậy giáo dục mầm non mang lại cho trẻ những lợi ích nào? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và rút ra được những thông tin hữu ích cho mình nhé.

Phát triển trí não

​​Bộ não của trẻ em bị ảnh hưởng lớn bởi cả gen di truyền và môi trường sống. Trẻ em sinh ra luôn sẵn sàng để học hỏi với khoảng 90% sự phát triển não bộ diễn ra trong 5 năm đầu đời. Những năm đầu tiên rất quan trọng vì não bộ phát triển như thế nào phụ thuộc mạnh mẽ bởi những gì đang xảy ra xung quanh và sự tương tác của trẻ với những người khác.

Não bộ của trẻ mầm non phát triển mạnh mẽ trong 5 năm đầu đời

Não bộ của trẻ mầm non phát triển mạnh mẽ trong 5 năm đầu đời

Thị giác và thính giác sẽ phát triển đầu tiên, tiếp theo là các kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng nhận thức. Vốn từ vựng của một đứa trẻ thường tăng gấp bốn lần trong độ tuổi từ 2 đến 4. Trí nhớ và khả năng học ngoại ngữ sẽ trở nên yếu dần theo thời gian khi trẻ lớn lên. Vì vậy, việc cho trẻ học ngoại ngữ ngay từ sớm là cực kỳ cần thiết, giúp các bé học tập dễ dàng hơn trong tương lai.

Nghiên cứu cũng đã từng cho thấy rằng trẻ em tham gia chương trình giáo dục stem mầm non có nhiều cơ hội để được trang bị các kỹ năng xã hội, nhận thức và tình cảm. Đặc biệt, môi trường mầm non quốc tế sẽ ưu tiên cho việc phát triển của từng cá nhân, giúp tối ưu hoá các kỹ năng tư duy và thể chất. 

Trẻ em tham gia chương trình mầm non được phát triển các kỹ năng sống sớm hơn

Kết bạn 

Từ 3 đến 5 tuổi, hầu hết trẻ em muốn chơi với những người cùng tuổi khác và có thể suy nghĩ về cảm xúc của người khác ở mức độ cơ bản. 

Trong giáo dục mầm non, trẻ em được khuyến khích chia sẻ và tương tác với những bạn đồng trang lứa. Thông qua những tương tác này, trẻ học cách phát triển những kỹ năng quan trọng giữa các cá nhân như sự đồng cảm và hợp tác, điều này giúp các bé hòa hợp không chỉ với những bạn ở trường mầm non mà còn với những người ở môi trường khác.

Trẻ có cơ hội tương tác với bạn bè cùng trang lứa khi được học giáo dục mầm non

Trẻ có cơ hội tương tác với bạn bè cùng trang lứa khi được học giáo dục mầm non

Khi dành thời gian với các bạn, trẻ em học cách tiếp thu và đưa góp ý của những người khác vào trò chơi của mình, sau đó bắt đầu hiểu được suy nghĩ cũng như cảm xúc của đối phương. Trẻ nhỏ vốn có tính hướng tâm cao, vì vậy việc học các kỹ năng như đồng cảm có thể là một thách thức, nhưng tin tốt là các bé vẫn có thể học được qua việc quan sát và tương tác với bạn bè của mình. 

Phát triển tính độc lập

Đối với nhiều trẻ em, tham gia chương trình giáo dục mầm non là khoảng thời gian đầu tiên các em phải xa gia đình. Ở trong một môi trường mới có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin và khám phá tính cách của mình.

Theo học mầm non là một phần trong quá trình phát triển tính độc lập của trẻ, các em sẽ phát triển kỹ năng độc lập của mình trong độ tuổi từ 3 đến 5. Những kỹ năng này có thể bao gồm sự tập trung, chia sẻ và hỗ trợ nhau. Ví dụ, các bé mới biết đi có thể thể hiện tính tự lập bằng cách chờ đợi để được chơi với đồ chơi hoặc chủ động chú ý đến ai đó đang nói chuyện với trẻ.

Các bé mầm non hình thành tính tự lập và khám phá được bản thân mình khi đi học tại trường

Hình thành tính tự lập cho phép trẻ tự phát triển và hiểu mình là ai. Cha mẹ và nhà trường đều là những môi trường quan trọng để thể hiện các phương pháp giúp bé độc lập trong các hoạt động hằng ngày. 

Trường Quốc tế Việt Úc là môi trường chất lượng trong việc tập trung phát triển toàn diện cho trẻ mầm non

Không thể phủ nhận những lợi ích tốt đẹp mà chương trình giáo dục mầm non đem lại cho trẻ. Đầu tư cho các em một môi trường chất lượng là việc mà bất kỳ bố mẹ nào cũng chú trọng. Nhưng bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên ở bên cạnh hỗ trợ cho các bé, phối hợp với nhà trường để giúp quá trình phát triển của bé nhanh và hiệu quả hơn nhé.

Xem thêm: Danh sách các trường trung học quốc tế tạo tphcm của vas

admin