Đạo đức là yếu tố quan trọng cần có trong giáo dục mầm non

2 years ago

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát triển cho trẻ một số kỹ năng ban đầu, đặt nền tảng vững chức trong quá trình phát triển sau này của trẻ. Do đó việc giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng, nhất là trong đạo đức. Vậy phương pháp giáo dục đạo đức nào phù hợp với trẻ? Các bậc phụ huynh tham khảo thông qua bài viết này nhé!

Phát triển cảm xúc lành mạnh cho trẻ

Cảm xúc lành mạnh là nội dung cơ bản trong giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Khi trẻ vui vẻ, thoải mái và cảm thấy an toàn là lúc tốt nhất để trẻ ngoan và lắng nghe, làm theo mong muốn của người lớn.

Với sự âu, yếm dịu dàng trong lúc cho con bú và ru con ngủ sẽ làm cho bé cảm thấy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương – đây là một cảm xúc tuyệt vời mà chỉ có mẹ có thể đem lại cho trẻ. Những cử chỉ âu yếm, vỗ về đã gieo cho trẻ những cảm xúc đẹp đẽ và cứ như thế làm cho đời sống tinh thần của trẻ phong phú, cảm thấy yêu mẹ và yêu thương mọi người xung quanh.

Giáo dục mầm non 1

Nếu người mẹ quá thờ ơ với con sẽ tạo nên cho trẻ một cảm giác lạnh nhạt, thờ ơ và không muốn giao tiếp với mọi người. Chính điều này đã khiến người lớn mất đi cơ hội gieo mầm những xúc cảm lành mạnh cho trẻ.

Việc đùm bọc, che chở cho trẻ là điều cần thiết nhưng không có nghĩa nó sẽ biến thành sự nuông chiều và khiến trẻ lệ thuộc, ỷ lại vào điều đó. Làm cho trẻ lúc nào cũng cần có người lớn bên cạnh bao bọc, mất đi sự tự lập cho trẻ. Do đó, trong lúc giáo dục mầm non cha mẹ cần biết kết hợp hài hoà, tạo cho trẻ thói quen ngủ một mình, chơi một mình để hình thành tính độc lập trong trẻ.

Các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ giao lưu túc xúc với mẹ và những người xung quanh để tạo nên cảm xúc lành mạnh. Càng nói chuyện nhiều và giao tiếp nhiều với trẻ càng thể hiện sự quan tâm của người lớn dành cho trẻ từ đó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc tích cực và lòng yêu thương con người.

Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ tình cảm của mình thông qua những cử chỉ hôn má, sở râu bố, vuốt má bố,… tuyệt đối không nên doạ nạt trẻ để làm trẻ sợ hãi. Tập cho trẻ dễ làm quen, cởi mở với mọi người, giúp đỡ và dạy trẻ trong giao lưu cảm xúc. Dạy trẻ biết vui mừng cảm ơn khi thoả mãn nhu cầu

>>> Xem thêm: Chọn chương trình mầm non tại các trường quốc tế cho con

Dạy trẻ biết yêu quý người thân, gắn bó với bạn bè và nghe lời người lớn

Giáo dục mầm non trên cơ sở hình thành cho trẻ những cảm xúc lành mạnh với mọi người xung quanh, dần hình thành ở trẻ thái độ, tình cảm yêu quý gắn bó với mọi người. Từ đó, dạy trẻ biết nghe lời người lớn. Trong cuộc sống hàng ngày, ai vỗ về, âu yếm, quan tâm thì trẻ sẽ gắn bó và nghe lời người đó.

Giáo dục mầm non 2

Ngược lại, nếu nhận được sự thờ ơ, lạnh nhạt vì công việc bên ngoài mà không thường xuyên âu yếm, vỗ về  trẻ thì dần dần trẻ sẽ tự động xa cách cách, không thân thiết với người lớn. Do đó, để dạy trẻ biết yêu quý và gắn bó với người thân phải yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng, được yêu thương, đùm bọc của người lớn là niềm hạnh phúc của trẻ. Nó như việc ăn cơm , uống nước, hít thở hằng ngày, làm cho trẻ phát triển tốt về mặt tinh thần và thể chất. Bằng tình cảm của người lớn dành cho trẻ, trẻ sẽ tự giác gắn bó, thân thiết với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô,… ngay trong cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục trẻ thói quen sinh hoạt cần thiết và kỹ năng tự phục vụ

Hình thành cho trẻ một số khả năng tự phục vụ:

  • Biết tự ăn uống.
  • Rửa tay giữ gìn vệ sinh, quần áo gọn gàng.
  • Lấy đồ chơi và để lại đúng quy định khi chơi xong.

Giáo dục mầm non 3

Trong giáo dục mầm non thì việc hình thành những kỹ năng này ban đầu rất khó khăn, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn chỉ bảo trẻ. Đồng thời bản thân cũng phải làm để trẻ noi gương theo. Đặc biệt hãy để con tự làm đừng vì quá thương con lại làm thay giúp con. Hãy để con có tính tự giác, tự làm để hoàn thành những thói quen của chính bản thân một cách ngăn nắp, gọn gàng, hợp lý.

Kết,

Tất cả những điều trên chỉ là những nét chung, mỗi trẻ và mỗi lứa tuổi đều có sự khác nhau. Do đó cha mẹ, thầy cô cần nắm được những đặc điểm phát triển của trẻ trong từng độ tuổi để chọn ra một phương pháp giáo dục mầm non đạo đức cho trẻ cách tốt nhất. Và VAS với sự tiên tiến trong giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non thì VAS sẽ là sự lựa chọn cho việc phát triển và hình thành nhân cách của trẻ trong bước đầu tiên.

admin